Có thể rất nhiều bạn đang nghĩ là bóng rổ do người Mỹ ( Hoa Kỳ ) phát mình ra bộ môn này khi ở đây có giải đấu bóng rổ hấp dẫn bậc nhất hành tinh là giải bóng rổ nhà nghề NBA. Nhưng các bạn đã lầm khi người phát minh ra bộ môn này lại không phải là người Mỹ. Hãy cùng tìm hiểu lịch sử của bộ môn này trước khi chúng ta bắt đầu với bộ môn thể thao “gây nghiện” này.

Nguồn gốc của bóng rổ

Bóng rổ đang dần trở nên phát triển mạnh mẽ và thịnh hành ở Việt Nam hơn khi Việt Nam đã bắt đầu có nhiều giải đấu hơn và có cả giải đấu chuyên nghiệp của riêng mình mang tên VBA. Vậy bóng rổ bắt đầu từ đâu? Bóng rổ được phát minh ra vào cuối năm 1891 do một giáo sư và người huấn luyện giáo dục thể chất tại Trường Đào tạo Hiệp hội Cơ đốc trẻ Quốc tế (YMCA) có tên là James Naismith, người Canada. Vị giáo sư này đã nảy ra ý tưởng độc đáo này khi mà ông đang cố giữ cho lớp học tập thể dục của mình hoạt động vào một ngày mưa. Ông tìm kiếm một môn thể thao thể chất, sức mạnh để giữ cho học sinh của mình được ở lại và ở mức độ phù hợp của thể dục trong mùa đông dài ở New England.

James Naismith

Tiến sĩ James Naismith, người phát minh ra môn thể thao bóng rổ.

Quả bóng để chơi bóng rổ ban đầu nó thật chất là một quả bóng đá được tạo ra với một bộ dây buộc để đóng lỗ cần thiết để chèn túi bàng quang bơm hơi sau khi các đoạn khác của vỏ bóng được lật ra bên ngoài. Nhưng dây buộc trên quả bóng có thể làm lệch hướng đi của quả bóng một cách bất định và không thể phán đoán được.

Quả bóng đời đầu của các baller

Sau này khi phương pháp may bóng không cần dây buộc ra đời đã giải quyết được vấn đề lệch hướng của quả bóng gặp phải khi chơi môn thể thao này với bóng đá. Từ đây sức hút của môn thể thao này bắt đầu được chứng thực. Những quả bóng đầu tiên được làm riêng cho bóng rổ có màu nâu, và chỉ đến cuối những năm 1950, Tony Hinkle, thấy rằng một quả bóng sẽ dễ thấy hơn đối với người chơi và khán giả, đã giới thiệu quả bóng màu cam hiện đang được sử dụng phổ biến.

Những điều có thể với bạn là hiển nhiên nhưng thực tế lại không

Rê bóng được coi như là một trong những kỹ năng cơ bản mà bất cứ vận động viện hay người chơi nào mới tham gia bộ môn đều phải học. Học các rê bóng và kiểm soát bóng, lực nảy, điều khiển trái bóng theo ý mình là một trong những điều mà chúng ta phải làm quen từ đầu. Nhưng có một điều bạn sẽ không tin là lúc phát mình ra bộ môn này thì người chơi không hề có khái niệm rê bóng mà thay vào đó là các đường chuyền giữa các đồng đội với nhau. Mãi sau này thì kỹ năng rê bóng mới thật sự xuất hiện nhưng nó vẫn gặp khó khăn khi quả bóng lúc bấy giờ như đã nói ở trên đó là “Quả bóng đá có dây“.

Vẫn còn một điều nữa có thể các bạn không biết đó là rổ để chơi bóng thời sơ khai được lấy từ giỏ đào mỏ và đục thủng đáy giỏ để làm rổ chơi bóng. Mãi sau này mới được thay thế bằng vòng kim loại cho đến ngày nay. Trước nay việc chơi bóng vô cùng đơn giản chỉ cần đưa bóng lọt vào rổ là bạn đã có điểm cho đội mình, nhưng việc chơi bóng như thế đã bắt đầu không còn khả thi nữa khi mà khán giả có thể can thiệp vào việc đưa bóng vào rổ và đó là lúc tấm bảng đen ra đời. Việc ra đời tấm bảng giúp ngăn chặn việc khán giả can thiệp vào đường đi quả bóng và khiến nó không còn khách quan của một môn thể thao nữa.

Một trận bóng rổ giữa các đội nữ của Trường trung học Heart Mountain và Powell,

bang Utah, tháng 3 năm 1944

Khi tấm bảng đen ra đời thì lại xuất hiện thêm nhiều vấn đề nữa đến đó là nếu quả bóng đập vào bảng nảy ra thì sẽ được tính như thế nào. Nó đó, chính là suy nghĩ đó của bạn. Có phải bạn đang nghĩ nó chính là bắt bóng bật bảng ( Rebounds ) giống như tôi không? Từ đầu các luật chơi bóng bắt đầu hình thành và hoàn thiện dần qua từng giai đoạn. Và bạn có biết là thời điển đó việc số người chơi bóng trên sân được lấy từ bóng đá sang không? Đúng vậy sẽ có 10 người thậm chí là 11 người mỗi đội trên sân cùng tranh nhau 1 trái bóng. Đến năm 1897-1898 đội gồm năm người đã trở thành tiêu chuẩn.

Các vị trí trong môn bóng rổ

Sau khi đã trở thành tiêu chuẩn của một môn thể thao thì bóng rổ cũng giống như các môn thể thao khác cũng chia vị trí rõ ràng cho các vận động viên trên sân. Các vị trí này đã duy trì mãi cho đến ngày nay nếu có thay đổi âu chỉ là thay đổi về lối chơi của từng vị trí nhưng nhiệm vụ của mỗi vị trí vẫn được giữ nguyên tới bây giờ. Một đội bóng khi ra sân với 5 thành viên sẽ thường có:

Đây là 5 vị trí cơ bản của môn bóng rổ mà bất cự đội bóng nào cũng cần. Bây giờ khi việc ném 3 điểm bắt đầu lên ngôi thì lối chơi của từng vị trí không còn giữ như sơ khai như Trung phong ném ba, nhà nhà ném ba, smallball lên ngôi khiến cho bản chất nhiệm vụ của các vị trí thay đổi nhưng cũng không phủ nhận việc thay đổi để phát triển là hiển nhiên. Ngay cả với bóng đá môn thể thao vua cũng đã thay đổi lối chơi liên tục để thích nghi với các môi trường khắc nhiệt của giải đấu.

Tại Việt Nam, sự ủng hộ của Nhà nước và người hâm mộ dành cho bộ môn này vẫn còn khiêm tốn. Bóng rổ ở Việt Nam ít có sự đầu tư từ nhà nước. Hội bóng rổ Việt Nam nay là Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam được thành lập ngày 19 tháng 4 năm 1962 theo quyết định số 161-NV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Đại hội Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam lần thứ VI, năm 2015 đã có nhiều quyết định quan trọng, với mục tiêu phát triển bóng rổ trở thành môn thể thao phổ biến thứ 2 sau bóng đá. Trước đó, vào năm 1952 Đội tuyển bóng rổ quốc gia Việt Nam đã được thành lập và chính thức gia nhập FIBA.

Giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam là giải bóng rổ chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đang được phổ biến. Sau sự thành công tại mùa giải 2016, VBA tiếp tục tổ chức tiếp tại mùa giải năm 2017 với đông đảo các ứng viên đến từ nhiều tỉnh thành tham gia.

Ngoài giải chuyên nghiệp VBA thì còn nhiều giải bóng rổ phong trào, tự phát tại khắp các tỉnh thành Việt Nam như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

Việt Nam cũng góp mặt một đội bóng rổ đi thi đấu ở Giải bóng rổ nhà nghề Đông Nam Á. Năm 2021, lần đầu tiên trong lịch sử, hai đội tuyển bóng rổ quốc gia nam và nữ 3×3 Việt Nam đã đồng thời đoạt Huy chương Bạc tại SEA Games 31.

Nguồn tham khảo: Wikipedia

 

Xếp hạng cho bài viết