Danh mục: Bóng rổ cơ bản

5 vị trí cơ bản trong bóng rổ

Bóng rổMỘT MÔN THỂ THAO ĐỒNG ĐỘIcác vị trí cơ bản trong bóng rổ là điều tôi luôn muốn hướng tới cho các bạn trẻ biết các điều này vô cùng quan trọng khi bắt đầu tham gia bộ môn này. Hãy thử tưởng tượng khi tất cả vị trí trên sân đều có nhiệm vụ và vị trí khác nhau, hỗ trợ và giúp nhau phát triển thì lại có 1 vị trí làm khác đi khiến cho cục diện trận đấu vượt xa tầm với. Đội bóng của bạn bị đánh giá yếu, chơi không đoàn kết, không có lối chơi rõ ràng, không theo chiến thuật đề ra, đội bóng sẽ nhanh chóng bị đè bẹp bởi đối thủ có tinh thần đồng đội cao, hỗ trợ giúp đỡ nhau. Ông bà ta đã có câu “Một cây làm chẳng nên non ba cây chùm lại nên hòn núi cao”. Một vận động viên cho dù tài giỏi đến đâu cũng không thể một mình đối chọi với cả 1 đội bóng 5 người được. Ngay cả Kobe Bryant một huyền thoại của Lakers vẫn phải có người sánh vai phụ để có cho mình các chức vô địch như O’neal hay Pau Gasol.

5 VỊ TRÍ CƠ BẢN TRONG BÓNG RỔ

vị trí cơ bản trong bóng rổ

Như đã đề cập ở trên thì tôi luôn chú trọng bóng rổ là môn thể thao đồng đội. Việc đồng đội hỗ trợ gắn kết là 1 thành công tuyệt vời mà bất cứ đội bóng nào từng giành chức vô địch trong mơ đều có. Đó là điều mà không thể phủ nhận được,n hưng việc 5 người trên sân cùng thi đấu và không biết mình phải làm công việc gì hay là nhiệm vụ mình là gì rất dễ gây ra chuyện 2 người cũng làm 1 chuyện như đứng chung 1 vị trí hay là trò chơi nghiêng hẳn về một phần tư của sân trong khi một phần tư còn lại thì lại không có ai ở đấy hay theo như cách đơn giản tôi hay gọi là kiểu chơi “ruồi bu kiến đậu”, không ai hiểu mình đang làm gì ở trên sân. Vì vậy cần nắm rõ vị trí mình chơi và nhiệm vụ của mình là gì sẽ giúp cho đội bóng và mình được phát triển tư duy trong bóng rổ cũng như cần biết mình phù hợp với vị trí nào. Để biết mình phù hợp với vị trí nào thì hãy cùng tôi tìm hiểu các vị trí cơ bản của bóng rổ và tại sao cần biết chúng:

  • Trung phong hay còn được gọi là C tức Center – vị trí số 5
  • Trung phong phụ/Tiền phong chính hay còn được gọi là Power Forward tức PF – vị trí số 4
  • Tiền phong phụ hay còn được gọi là Small Forward tức SF – vị trí số 3.
  • Hậu vệ ghi điểm hay còn gọi là Shooting Guard tức SG – vị trí số 2.
  • Hậu vệ dẫn bóng hay còn gọi là Point Guard tức PG – vị trí số 1.

Hậu vệ dẫn bóng – VỊ TRÍ SỐ 1

Vị trí này còn được biết đến là vị trí số 1. Đây là vị trí dẫn dắt các đợt tấn công của toàn đội. Nhiệm vụ của họ là sắp xếp đội hình tấn công, quan sát đối thủ và đồng đội, từ đó đưa ra những đường chuyền có thể đặt đồng đội vào thể ghi điểm hoặc tự mình ghi điểm. Đây thường là những người có kỹ thuật, tốc độ tốt. Những người chơi vị trí này trên sân thường được coi là “nhạc trưởng” của đội bóng.

Stephen Curry – hậu vệ dẫn bóng nổi tiếng hiện nay ở NBA

HẬU VỆ GHI ĐIỂM – VỊ TRÍ SỐ 2

Vị trí này còn được biết đến là vị trí số 2, có nhiệm vụ chính là thực hiện những pha ném rổ, đặc biệt là từ khoảng cách 3 điểm. Ngoài ra, hậu vệ ghi điểm cũng cần có kỹ năng cầm bóng, đi bóng và chuyền bóng tốt, sẵn sàng để xâm nhập vành rổ đối phương hoặc kiến tạo.

Michael Jordan – hậu vệ ghi điểm được coi là nổi tiếng nhất trên thế giới

TIỀN PHONG PHỤ – VỊ TRÍ SỐ 3

Vị trí này còn được biết đến là vị trí số 3, là những cầu thủ đa năng, nhanh nhẹn hơn và có thể hình nhỏ hơn các Tiền phong hàng trong và Trung phong. Phạm vi hoạt động của tiền phong hàng ngoài là tương đối tự do.

Không chỉ có phạm vi hoạt động rộng mà cả chức năng của các Tiền phong hàng ngoài cũng rất “bao la”. Họ có thể thi đấu như 1 hậu vệ ghi điểm trong tình huống bóng này, nhưng ngay tình huống sau họ lại có thể là 1 tiền phong hàng trong. Các tiền phong hàng ngoài luôn là những người nhanh nhẹn và mạnh mẽ ở khu vực trong vòng 3 điểm.

Những tiền phong hàng ngoài nổi tiếng thế giới có thể kể đến như Larry Bird, LeBron James, Kevin Durant, Kawhi Leonard,

TIỀN PHONG CHÍNH – VỊ TRÍ SỐ 4

Vị trí này còn được biết đến là vị trí số 4. Ví trí này vừa có nhiệm vụ phòng thủ, hỗ trợ trung phong trong kèm người và bắt bóng bật bảng, vừa có nhiệm vụ ghi điểm, với những cú ném thường trong khu vực ném 2 điểm. Tuy nhiên, với quá trình chuyển dịch của bóng rổ, ngày càng có nhiều tiền phong chính có khả năng ném 3 điểm tốt, như Dirk Nowitzki, Channing Frye. Đây là vị trí cần thể hình, chiều cao cũng như sức mạnh.

Những tiền phong hàng trong nổi tiếng thế giới có thể kể đến như: Dirk Nowitzki, Tim Duncan, Kevin Garnett, Charles Barkley, Anthony Davis, Jayson Tatum…

TRUNG PHONG – VỊ TRÍ SỐ 5

Vị trí này còn được biết đến là vị trí số 5. Đây là người chơi ở khu vực ngay dưới bảng rổ. Thường là người có thể hình tốt nhất trên sân, trong mặt trận tấn công, nhiệm vụ chính của Trung phong là ghi điểm ở khu vực hình thang, còn trong mặt trận phòng ngư, nhiệm vụ của họ là kèm người dưới rổ và bắt bóng bật bảng.Các trung phong nổi tiếng thế giới có thể kể đến như Bill Russell, Yao Ming, Shaquille O’Neal, Dwight Howard, Hakeem Olajuwon, Kareem Abdul-Jabbar, Arvydas Sabonis, Pau Gasol, Joel Embiid, Nikola Jokić,…

trung phong
Los Angeles Lakers Shaquille O’Neal 1999 (1999 – 2000 Season)

TỔNG KẾT

Vậy là chúng ta đã đi qua hành trình tìm hiểu các vị trí cơ bản trong môn bóng rổ và các yếu tố làm nên một đội bóng thành công. Hãy luôn ghi nhớ bóng rổ là môn thể thao đồng đội và nó sẽ giúp ích cho bạn cũng như đội bóng của bạn. Đừng ích kỷ vì cái tôi bản thân mà làm hỏng đội bóng. Hãy ra sân tỏa sáng và cháy hết mình, nếu bạn không làm tốt ở khâu ghi điểm hãy là 1 phần của những đợt tấn công.”BASKETBALL IS MY LIFE“.

Nguồn tham khảo: Wikipedia

 

Bóng rổ bắt nguồn từ đầu? Nguồn gốc của bóng rổ

Có thể rất nhiều bạn đang nghĩ là bóng rổ do người Mỹ ( Hoa Kỳ ) phát mình ra bộ môn này khi ở đây có giải đấu bóng rổ hấp dẫn bậc nhất hành tinh là giải bóng rổ nhà nghề NBA. Nhưng các bạn đã lầm khi người phát minh ra bộ môn này lại không phải là người Mỹ. Hãy cùng tìm hiểu lịch sử của bộ môn này trước khi chúng ta bắt đầu với bộ môn thể thao “gây nghiện” này.

Nguồn gốc của bóng rổ

Bóng rổ đang dần trở nên phát triển mạnh mẽ và thịnh hành ở Việt Nam hơn khi Việt Nam đã bắt đầu có nhiều giải đấu hơn và có cả giải đấu chuyên nghiệp của riêng mình mang tên VBA. Vậy bóng rổ bắt đầu từ đâu? Bóng rổ được phát minh ra vào cuối năm 1891 do một giáo sư và người huấn luyện giáo dục thể chất tại Trường Đào tạo Hiệp hội Cơ đốc trẻ Quốc tế (YMCA) có tên là James Naismith, người Canada. Vị giáo sư này đã nảy ra ý tưởng độc đáo này khi mà ông đang cố giữ cho lớp học tập thể dục của mình hoạt động vào một ngày mưa. Ông tìm kiếm một môn thể thao thể chất, sức mạnh để giữ cho học sinh của mình được ở lại và ở mức độ phù hợp của thể dục trong mùa đông dài ở New England.

James Naismith

Tiến sĩ James Naismith, người phát minh ra môn thể thao bóng rổ.

Quả bóng để chơi bóng rổ ban đầu nó thật chất là một quả bóng đá được tạo ra với một bộ dây buộc để đóng lỗ cần thiết để chèn túi bàng quang bơm hơi sau khi các đoạn khác của vỏ bóng được lật ra bên ngoài. Nhưng dây buộc trên quả bóng có thể làm lệch hướng đi của quả bóng một cách bất định và không thể phán đoán được.

Quả bóng đời đầu của các baller

Sau này khi phương pháp may bóng không cần dây buộc ra đời đã giải quyết được vấn đề lệch hướng của quả bóng gặp phải khi chơi môn thể thao này với bóng đá. Từ đây sức hút của môn thể thao này bắt đầu được chứng thực. Những quả bóng đầu tiên được làm riêng cho bóng rổ có màu nâu, và chỉ đến cuối những năm 1950, Tony Hinkle, thấy rằng một quả bóng sẽ dễ thấy hơn đối với người chơi và khán giả, đã giới thiệu quả bóng màu cam hiện đang được sử dụng phổ biến.

Những điều có thể với bạn là hiển nhiên nhưng thực tế lại không

Rê bóng được coi như là một trong những kỹ năng cơ bản mà bất cứ vận động viện hay người chơi nào mới tham gia bộ môn đều phải học. Học các rê bóng và kiểm soát bóng, lực nảy, điều khiển trái bóng theo ý mình là một trong những điều mà chúng ta phải làm quen từ đầu. Nhưng có một điều bạn sẽ không tin là lúc phát mình ra bộ môn này thì người chơi không hề có khái niệm rê bóng mà thay vào đó là các đường chuyền giữa các đồng đội với nhau. Mãi sau này thì kỹ năng rê bóng mới thật sự xuất hiện nhưng nó vẫn gặp khó khăn khi quả bóng lúc bấy giờ như đã nói ở trên đó là “Quả bóng đá có dây“.

Vẫn còn một điều nữa có thể các bạn không biết đó là rổ để chơi bóng thời sơ khai được lấy từ giỏ đào mỏ và đục thủng đáy giỏ để làm rổ chơi bóng. Mãi sau này mới được thay thế bằng vòng kim loại cho đến ngày nay. Trước nay việc chơi bóng vô cùng đơn giản chỉ cần đưa bóng lọt vào rổ là bạn đã có điểm cho đội mình, nhưng việc chơi bóng như thế đã bắt đầu không còn khả thi nữa khi mà khán giả có thể can thiệp vào việc đưa bóng vào rổ và đó là lúc tấm bảng đen ra đời. Việc ra đời tấm bảng giúp ngăn chặn việc khán giả can thiệp vào đường đi quả bóng và khiến nó không còn khách quan của một môn thể thao nữa.

Một trận bóng rổ giữa các đội nữ của Trường trung học Heart Mountain và Powell,

bang Utah, tháng 3 năm 1944

Khi tấm bảng đen ra đời thì lại xuất hiện thêm nhiều vấn đề nữa đến đó là nếu quả bóng đập vào bảng nảy ra thì sẽ được tính như thế nào. Nó đó, chính là suy nghĩ đó của bạn. Có phải bạn đang nghĩ nó chính là bắt bóng bật bảng ( Rebounds ) giống như tôi không? Từ đầu các luật chơi bóng bắt đầu hình thành và hoàn thiện dần qua từng giai đoạn. Và bạn có biết là thời điển đó việc số người chơi bóng trên sân được lấy từ bóng đá sang không? Đúng vậy sẽ có 10 người thậm chí là 11 người mỗi đội trên sân cùng tranh nhau 1 trái bóng. Đến năm 1897-1898 đội gồm năm người đã trở thành tiêu chuẩn.

Các vị trí trong môn bóng rổ

Sau khi đã trở thành tiêu chuẩn của một môn thể thao thì bóng rổ cũng giống như các môn thể thao khác cũng chia vị trí rõ ràng cho các vận động viên trên sân. Các vị trí này đã duy trì mãi cho đến ngày nay nếu có thay đổi âu chỉ là thay đổi về lối chơi của từng vị trí nhưng nhiệm vụ của mỗi vị trí vẫn được giữ nguyên tới bây giờ. Một đội bóng khi ra sân với 5 thành viên sẽ thường có:

  • Trung phong (Center – C):  thường là người cao to nhất đội có khả năng ném cư ly gần, tầm di chuyển hẹp, yêu cầu bắt bóng bật bảng, cản phá các pha tấn công của đối phương, yểm trợ mở đường cho đồng đội lên rổ.
  • Trung phong phụ/Tiền vệ chính ( Power Forward – PF): được coi là người mạnh mẽ nhất trong tranh bóng và phòng thủ của trận đấu, họ chơi ở những vị trí cố định được huấn luyện viên xác định theo đúng chiến thuật đặt ra. Phần lớn là để ghi điểm gần rổ hay tranh bóng gần rổ, nhiệm vụ người chơi ở vị trí này là ghi càng nhiều điểm càng tốt, thường là người chơi gần nhất với Trung phong (center).
  • Tiền phong (Small Forward – SF): Các cầu thủ có khả năng linh hoạt cao và có khả năng ghi điểm ở cự ly trung bình.
  • Hậu vệ dẫn bóng (Point Guard – PG): Các cầu thủ có khả năng linh hoạt, lắc léo, kiểm soát bóng tốt, là cầu thủ điều phối nhịp độ trận đấu cũng như lối chơi toàn đội.
  • Hậu vệ ghi điểm (Shooting Guard – SG): Là cầu thủ đảm nhận nhiệm vụ ghi điểm ở cự ly xa và trung bình. Cầu thủ ở vị trí này có tốc độ nhanh, linh hoat và là các tay ném bóng thượng thừa.

Đây là 5 vị trí cơ bản của môn bóng rổ mà bất cự đội bóng nào cũng cần. Bây giờ khi việc ném 3 điểm bắt đầu lên ngôi thì lối chơi của từng vị trí không còn giữ như sơ khai như Trung phong ném ba, nhà nhà ném ba, smallball lên ngôi khiến cho bản chất nhiệm vụ của các vị trí thay đổi nhưng cũng không phủ nhận việc thay đổi để phát triển là hiển nhiên. Ngay cả với bóng đá môn thể thao vua cũng đã thay đổi lối chơi liên tục để thích nghi với các môi trường khắc nhiệt của giải đấu.

Tại Việt Nam, sự ủng hộ của Nhà nước và người hâm mộ dành cho bộ môn này vẫn còn khiêm tốn. Bóng rổ ở Việt Nam ít có sự đầu tư từ nhà nước. Hội bóng rổ Việt Nam nay là Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam được thành lập ngày 19 tháng 4 năm 1962 theo quyết định số 161-NV của Bộ trưởng Bộ Nội vụ. Đại hội Liên đoàn Bóng rổ Việt Nam lần thứ VI, năm 2015 đã có nhiều quyết định quan trọng, với mục tiêu phát triển bóng rổ trở thành môn thể thao phổ biến thứ 2 sau bóng đá. Trước đó, vào năm 1952 Đội tuyển bóng rổ quốc gia Việt Nam đã được thành lập và chính thức gia nhập FIBA.

Giải bóng rổ chuyên nghiệp Việt Nam là giải bóng rổ chuyên nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đang được phổ biến. Sau sự thành công tại mùa giải 2016, VBA tiếp tục tổ chức tiếp tại mùa giải năm 2017 với đông đảo các ứng viên đến từ nhiều tỉnh thành tham gia.

Ngoài giải chuyên nghiệp VBA thì còn nhiều giải bóng rổ phong trào, tự phát tại khắp các tỉnh thành Việt Nam như Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.

Việt Nam cũng góp mặt một đội bóng rổ đi thi đấu ở Giải bóng rổ nhà nghề Đông Nam Á. Năm 2021, lần đầu tiên trong lịch sử, hai đội tuyển bóng rổ quốc gia nam và nữ 3×3 Việt Nam đã đồng thời đoạt Huy chương Bạc tại SEA Games 31.

Nguồn tham khảo: Wikipedia